Những chuyển động đáng chú ý của các NHTW trên thế giới

Những chuyển động đáng chú ý của các NHTW trên thế giới
Những chuyển động đáng chú ý của các NHTW trên thế giới

Vietstock – Những chuyển động đáng chú ý của các NHTW trên thế giới

Gần đây, các ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới có những biến động đáng chú ý, Fed ngó lơ đà tăng của lợi suất trái phiếu, trong khi một số nước trên thế giới đã bắt đầu tăng lãi suất trở lại.

Hai thông điệp quan trọng từ Fed

Sau cuộc họp chính sách tháng 3/2021, Fed đã để lại 2 thông điệp quan trọng cho nhà đầu tư: Họ không quá lo ngại về đà tăng của lợi suất trái phiếu, đồng thời sẵn lòng cho phép nền kinh tế tăng trưởng nóng để bù đắp cho khoảng thời gian tồi tệ giữa dịch Covid-19.

* Fed báo hiệu không nâng lãi suất cho tới năm 2023 bất chấp đà tăng của lợi suất trái phiếu

Tại cuộc họp báo ngày 17/03, khi được hỏi liệu ông có lo ngại về đà tăng của lợi suất trái phiếu hay không, Chủ tịch Fed ông Powell lại hướng sự chú ý sang các điều kiện tài chính, nói rằng các điều kiện tài chính vẫn “đang được nới lỏng”.

Powell  nhấn mạnh,  ông chỉ xem xét lạm phát thực tế thay vì lo ngại về dự báo lạm phát, đồng thời nói rõ sự phấn khích trên thị trường chứng khoán hay đà tăng của lợi suất trái phiếu sẽ không làm ông cảm thấy phiền lòng.

Thay vì lo ngại về lạm phát, Fed dường như tập trung vào mục tiêu toàn dụng nhân công nhiều hơn.  NHTW Mỹ cho biết sẽ giữ chính sách ở chế độ nới lỏng cho tới khi thị trường lao động không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ mà còn phải dàn đều lợi ích cho người dân Mỹ.

NHTW Nhật Bản muốn giảm bớt tác động trên thị trường chứng khoán

Trong tuyên bố chính sách tiền tệ công bố vào ngày 19/03, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã bỏ mục tiêu chi 6 ngàn tỷ Yên (55 tỷ USD) mỗi năm cho việc mua chứng chỉ quỹ ETF, nhưng vẫn giữ trần ở mức 12 ngàn tỷ Yên. Đồng thời, NHTW phát tín hiệu rằng họ chỉ can thiệp vào thị trường khi nào cần thiết. Bên cạnh đó, NHTW Nhật Bản cũng tăng phạm vi dao động lên +/-0.25%, thay vì +/-0.2%.

Những điều chỉnh trên nhằm để giảm bớt tác dụng phụ của chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, chẳng hạn như sự bóp méo trên thị trường chứng khoán và áp lực lên nguồn thu của ngân hàng, đồng thời hướng tới sự bền vững hơn trong dài hạn đối với chính sách tiền tệ nới lỏng.

Nhiều quốc gia đã nâng lãi suất

Ngày 19/03, NHTW Nga quyết định nâng lãi suất 25 điểm cơ bản lên 4.5% giữa lúc lạm phát tăng vượt mục tiêu của NHTW và xuất hiện nhiều rủi ro địa chính trị, đồng thời báo hiệu sẽ  có thêm đợt nâng lãi suất trong thời gian tới.

Trước đó, NHTW Brazil cũng thực hiện đợt nâng lãi suất đầu tiên trong gần 6 năm qua, nâng 75 điểm cơ bản lên 2.75%, và  cũng báo hiệu sẽ nâng thêm vào tháng 5/2021.

Tương tự, NHTW Thổ Nhĩ Kỳ nâng lãi suất thêm 200 điểm cơ bản lên gần 19%, với mục tiêu kìm hãm lạm phát cao ngất ngưỡng. Tính từ tháng 11/2020 tới nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã nâng lãi suất tổng cộng 875 điểm cơ bản.

Các NHTW đã nâng lãi suất trong tháng 3/2021

Biểu đồ lạm phát của Nga

Lạm phát mục tiêu: 4%

Lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ gấp 3 lần so với mục tiêu của NHTW

Lạm phát mục tiêu 5% (+/-2%)

Lạm phát của Brazil

Lạm phát mục tiêu: 3.75% (+/- 1.5%)

Câu chuyện của riêng Thổ Nhĩ Kỳ

Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng quyết liệt của Chính phủ Tổng thống Erdogan đã giúp Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước duy nhất trong nhóm G20 tăng trưởng dương trong năm qua. Song, việc kích thích tăng trưởng quá mức đã đẩy lạm phát tăng lên gần 16% trong tháng 2/2021.

Trước áp lực lạm phát ngày càng tăng từ nửa cuối năm 2020, NHTW Thổ Nhĩ Kỳ – dưới sự dẫn dắt của Thống đốc Naci Agbal – đã nâng lãi suất từ tháng 11/2020. Với động thái nâng mạnh lãi suất để kìm lạm phát, Thống đốc Naci Agbal hy vọng sẽ khôi phục niềm tin của giới đầu tư vào NHTW Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, nỗ lực của ông Agbal dường như đi ngược với quan điểm của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, người luôn tin rằng lãi suất cao sẽ đẩy lạm phát tăng vọt.

Bất đồng trước quyết định nâng lãi suất của NHTW, ông Erdogan bất ngờ quyết định sa thải Thống đốc Naci Agbal – người vừa chỉ được bổ nhiệm cách đây 4 tháng và là vị Thống đốc thứ 3 bị sa thải trong gần 2 năm qua. Thay vào đó, ông Erdogan  đưa một vị chuyên gia có cùng quan điểm  với mình là Sahap Kavcioglu lên vai trò Thống đốc NHTW.

Đây là tín hiệu cho thấy NHTW Thổ Nhĩ Kỳ có thể giảm lãi suất trong những cuộc họp sắp tới.Tân Thống đốc NHTW Thổ Nhĩ Kỳ Sahap Kavcioglu bình luận: “NHTW không nên giữ mức lãi suất cao. Khi lãi suất trên thế giới gần mức 0%, nâng lãi suất sẽ không giải quyết vấn đề kinh tế. Ngược lại, quyết định này sẽ làm mọi thứ thêm rối tung. Nâng lãi suất sẽ gián tiếp mở đường để lạm phát tăng”.

Cảm thấy sốc trước quyết định sa thải Thống đốc NHTW, giới đầu tư “nhuốm đỏ” thị trường chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời bán tháo đồng Lira. Đồng Lira lập tức rớt tới 15% trong ngày thứ Hai (22/03), trong khi thị trường chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ giảm mạnh 9% và bị ngắt mạch giao dịch.

Niềm tin vụn vỡ!

Đồng Lira lao dốc

“Biết nói gì bây giờ? Thổ Nhĩ Kỳ đang hứng chịu hậu quả của chính hành động của chúng ta. Đây là tự sát về kinh tế”, cựu Thống dốc NHTW Thổ Nhĩ Kỳ Durmus Yilmaz cho biết trong một dòng tweet.Các chuyên viên phân tích tại Societe Generale đánh giá: “Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa bị nhấn chìm trong cuộc khủng hoảng chính sách tiền tệ. Khi mà ông Naci Agbal bị sa thải khỏi ghế Thống đốc, Thổ Nhĩ kỳ mất đi một trong những cá nhân còn sót lại góp phần níu giữ uy tín của NHTW”.

Vũ Hạo (Tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm