Tuần này: Thị trường chứng khoán đạt kỷ lục mới đầu quý 2; tiêu điểm phục hồi kinh tế
-
Trong khi các nhà kinh tế học có thể không đồng ý về hướng đi dài hạn, các chỉ số kỹ thuật xác nhận xu hướng tăng trong ngắn và trung hạn
-
Ngay cả sau khi chính sách cơ sở hạ tầng đã được vạch ra, đảng Dân chủ vẫn sẽ phải đàm phán với đảng Cộng hòa về việc sửa đổi các điểm trong chính sách.
Thị trường chứng khoán đã làm nên lịch sử trong tuần trước, với chỉ số S&P 500 và Dow Jones đều đạt mức cao nhất mọi thời đại mới. Trong khi DJ đạt kỷ lục của mình vào thứ Hai và kết thúc tuần thấp hơn một chút vào thứ Năm (thị trường nghỉ lễ vào thứ 6), thì S&P đã lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 4,000 điểm vào thứ Năm, ngay trước cuối tuần. Chỉ số đóng cửa sát mức cao nhất ngày, cho thấy sự lạc quan trên toàn thị trường, ngay vào đầu quý 2 năm 2021, điều mà một số nhà đầu tư đang hy vọng là điềm tốt cho quý mới.
Ngoài ra, Chỉ số niềm tin tiêu dùng đã tăng lên mức chưa từng thấy kể từ khi đại dịch bắt đầu và hoạt động mở rộng sản xuất tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1983. Vào thứ Sáu, Bảng lương phi nông nghiệp hàng tháng cho thấy mức tăng trưởng việc làm của Hoa Kỳ đã tăng trong tháng 3, báo hiệu nền kinh tế đất nước đang trên đà phục hồi.
Thêm một yếu tố thúc đẩy tiềm năng kinh tế là đề xuất mở rộng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Tổng thống Mỹ Joseph Biden với tên gọi “Kế hoạch Việc làm của Mỹ”, được giới thiệu vào tuần trước. Đề xuất cung cấp hơn 2 nghìn tỷ đô la cho các lĩnh vực đường xá, cầu, truy cập băng thông rộng, giao thông công cộng, các sáng kiến năng lượng xanh, sản xuất, phát triển lực lượng lao động,… có thể có tác động sâu rộng về tài chính và thuế trong hơn 8 năm tới.
Tuy nhiên, với việc đòi hỏi lượng tiền lớn để thực hiện, nhiều khả năng chính sách cắt giảm thuế năm 2017 dưới thời ông Donald Trump sẽ bị đảo ngược, cũng như thuế suất doanh nghiệp sẽ tăng lên để cung cấp vốn cho đề xuất này. Theo một cuộc thăm dò của Reuters, mặc dù kế hoạch này có thể được các cử tri ưa chuộng và được các nhà lập pháp đảng Dân chủ ủng hộ, các đảng viên Đảng Cộng hòa vẫn “chỉ trích mạnh mẽ kế hoạch mở rộng chi tiêu liên bang.”
Chính quyền Biden hy vọng dự luật sẽ được thông qua trước tháng 9, nhưng với một Quốc hội đang vô cùng chia rẽ hiện tại, các chi tiết cụ thể của dự luật dự kiến sẽ được thay đổi sau các cuộc đàm phán kéo dài, kể cả khi Đảng Dân chủ buộc dự luật được thông qua bằng cách bỏ phiếu dựa trên số lượng thành viên lớn hơn thay vì cố gắng đạt được sự đồng thuận cao từ lưỡng đảng.
Thêm vào đó, đề xuất này chỉ là nửa đầu của kế hoạch chi tiêu lớn hơn mà Tổng thống dự định đưa ra. Phần hai của kế hoạch sẽ bao gồm việc tăng thuế đối với những cá nhân có thu nhập cao, để giúp chi trả cho các chương trình phúc lợi xã hội, dự kiến sẽ được công bố trong thời gian tới.
Mặc dù gói kích thích mới của ông Biden đóng góp 1 phần không nhỏ cho đợt tăng kỷ lục của tuần trước, nhưng chúng tôi không nghĩ nó sẽ chi phối xu hướng tăng trên thị trường chứng khoán về lâu dài. Xét đến việc gói chi tiêu sẽ được phân bổ trong vòng tám năm tới, kỳ vọng tăng trưởng kinh tế cao hơn sẽ phản ánh lên giá trong giai đoạn đầu của cam kết.
Mặt khác, một số nhà kinh tế học có thể đặt câu hỏi về việc tăng thuế, vốn được coi là không khuyến khích đầu tư kinh doanh và tăng trưởng, khi mà các chính trị gia lấy đi một phần vốn tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, dẫn đến sự tụt hậu. Tất nhiên, một lập luận phản bác sẽ là phần lớn tiền mặt và thuế được hoàn lại năm 2017 cho các công ty không được sử dụng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển — các khoản này đơn giản được sử dụng để làm cho các cổ đông giàu hơn khi các công ty bắt đầu mua lại cổ phiếu và tăng cổ tức, điều hầu như không đem lại lợi ích cho nền kinh tế.
Liệu việc tăng thuế đối với các công ty đa quốc gia có thể khiến họ rời Mỹ đến những quốc gia có mức thuế thấp hoặc miễn thuế, nhằm mang lại lợi ích cho việc làm và chi tiêu của địa phương hay không? Thời gian sẽ trả lời câu hỏi này.
Mặc dù lịch sử cho thấy nền kinh tế mở rộng và chứng khoán tăng điểm xảy ra bất chấp việc tăng thuế, nhưng dữ liệu từ những năm 1950 có thể đã lỗi thời trong một thị trường toàn cầu hóa. Trái ngược với những năm hoàng kim sau Thế chiến thứ hai khi Mỹ là quốc gia duy nhất mạnh về kinh tế, sự cạnh tranh đáng kể đang hiện hữu trong thời đại này, đặc biệt là từ Trung Quốc.
Kết luận: mặc dù chúng tôi không cho rằng kế hoạch chi tiêu cực kỳ lớn này sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế Mỹ, nhưng chúng tôi kỳ vọng nó sẽ tạo niềm tin cho nước Mỹ và thế giới để thoát khỏi cuộc khủng hoảng toàn cầu tồi tệ nhất trong thế kỷ này.
Trong ngắn hạn và trung hạn, các biểu đồ kỹ thuật ủng hộ quan điểm này.
Tuần trước, S&P 500 đã hoàn thành mô hình cờ tăng giá, hướng đến mục tiêu thấp nhất là mức 4,190 điểm.
Tuy vậy, vẫn có khả năng cho một đợt giảm điểm khi mà Lợi suất trái phiếu đã chạm ngưỡng kháng cự vào thứ Ba.
Lợi suất kỳ hạn 10 năm đã tạo mẫu nến sao băng trong tuần trước, xác nhận mức kháng cự tại đỉnh ngày 18 tháng 3. Mẫu hình 2 đỉnh sẽ hoàn thành nếu lợi suất giảm xuống dưới 1.585. Hiện tại, lợi suất vẫn đang nằm trong kênh tăng giá.
Đồng đô la đã chịu áp lực vào tuần trước, khi các nhà giao dịch chốt lời sau đợt tăng giá lần 2 diễn ra sau một mẫu hình cờ tăng.
Đồng bạc xanh hiện có thể test lại đáy của kênh tăng hiện tại. Tuy nhiên vì kênh hiện tại quá hẹp, chúng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu nhu cầu sẽ chỉ xuất hiện đủ tại cạnh trên của kênh tăng lớn hơn trước đó. Điều quan trọng cần lưu ý là động lực tăng giá cho đồng tiền dự trữ toàn cầu đang lớn hơn, vì nó vẫn đang trong xu hướng tăng, khi giá đã chạm đáy sau khi hoàn thành mẫu hình nêm hướng xuống từ đỉnh tháng Ba.
Nếu đồng USD điều chỉnh, giá vàng có khả năng tạo đáy.
Điều này sẽ xảy ra nếu vàng vượt qua được mức 1,760 USD.
Bitcoin đã giảm vào thứ Bảy, ngay cả sau khi trụ vững vào thứ Sáu trong lúc giá vàng giảm.
Động thái này đã xác nhận mẫu nến sao băng. Câu hỏi duy nhất là liệu các động thái trong cuối tuần, thời điểm khối lượng giao dịch giảm, có đại diện cho ‘ý chí’ của thị trường hay không. Nếu đúng như vậy, đồng tiền điện tử số 1 theo vốn hóa thị trường có thể sẽ test lại đáy của kênh tăng hiện tại, sau khi không chạm được cạnh trên của kênh. Và nếu không, khả năng cao giá Bitcoin sẽ quay trở lại đường xu hướng tăng kể từ tháng 12.
Bất chấp việc triển khai vắc-xin và gói kích thích khổng lồ — cả hai đều nhiều khả năng sẽ làm tăng giá dầu — chúng tôi vẫn đánh giá tiêu cực đối với mặt hàng này.
Vùng giá đang tắc nghẽn và hình thành một lá cờ giảm, nếu giá phá vỡ cạnh dưới của lá cờ, một đỉnh của mô hình vai-đầu-vai sẽ hình thành.
Lịch kinh tế
Tất cả thời gian được liệt kê là Giờ ban ngày miền Đông (EDT)
Thứ Hai
- Ngày lễ Phục sinh ở nhiều quốc gia, bao gồm Anh, Đức, Ý, Pháp, Úc và New Zealand; Ngày lễ ở Hồng Kông và Trung Quốc.
- 10:00: Hoa Kỳ – Chỉ số phi sản xuất ISM: khả năng sẽ tiếp tục tăng lên 58.5 từ mức 55.3.
Thứ Ba
- 00:30: Úc – Quyết định về Lãi suất RBA: dự kiễn sẽ duy trì ổn định ở mức 0.10%.
- 8:00: Hoa Kỳ – Triển vọng Năng lượng ngắn hạn của EIA
- 10:00: Hoa Kỳ – Cơ hội việc làm của JOLTs: dự kiến giảm xuống 6.835 triệu từ mức 6.917 triệu.
Thứ Tư
- 00:30: Ấn Độ – Quyết đinh lãi suất: dự báo giữ nguyên ở mức 4.00%.
- 4:30: Anh – Chỉ số PMI tổng hợp: Dự kiến đi ngang ở mức 48.8.
- 10:00: Canada – Chỉ Số PMI Ivey: Trước đó ở mức 60.0.
- 10:30: Hoa Kỳ – Tồn kho dầu thô: dự kiến tăng từ -0.876 triệu lên 0.107 triệu..
- 14:00: Hoa Kỳ – Biên bản họp FOMC
Thứ Năm
- 4:30: Vương quốc Anh – PMI xây dựng: giảm xuống 51.00 từ mức 53.3.
- 7:30: Khu vực đồng tiền chung châu Âu – Tuyên bố chính sách tiền tệ của ECB
- 8:30: Hoa Kỳ – Đề nghị trợ cấp thất nghiệp lần đầu: các nhà phân tích kỳ vọng giảm từ 719 nghìn xuống 650 nghìn.
- 12:00: Hoa Kỳ – Chủ tịch Fed Powell phát biểu
Thứ Sáu
- 8:30: Hoa Kỳ – PPI: có khả năng giữ nguyên ở mức 0.5%.
- 8:30: Canada – Thay đổi việc làm: dự kiến giảm từ 259.2 nghìn xuống 90.0 nghìn.