Dự báo tuần: Thị trường chứng khoán chờ đợi báo cáo doanh số bán lẻ, và biên bản họp của Fed
- Cổ phiểu các ngành phòng thủ dẫn đầu đà tăng vào thứ Sáu, cùng với sự sụt giảm của lợi suất
- Các nhà đầu tư đang tìm kiếm một chất xúc tác khác để duy trì mức cao kỷ lục
Thứ Sáu đã chứng kiến một kỷ lục khác được thiết lập trong chuỗi các kỷ lục của thị trường khi cả Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones và S&P 500 đều đạt mức cao kỷ lục mới khi đóng cửa. Đây là mức đóng cửa cao kỷ lục thứ 48 đối với SPX kể từ đầu năm 2021. Các cuộc phục hồi gần đây đã được thúc đẩy bởi giao dịch theo kỳ vọng lạm phát, nhưng không rõ liệu có đủ động lực để tiếp tục đẩy cổ phiếu lên cao hơn trong tuần tới hay không.
Nó có thể sẽ phụ thuộc vào số liệu doanh số bán lẻ của Mỹ trong tuần tới và biên bản FOMC, điều này sẽ tiết lộ suy nghĩ của ngân hàng trung ương về việc liệu nền kinh tế có đủ mạnh để Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm chương trình mua trái phiếu hay không.
Các trái phiếu kho bạc cũng tăng tốc sau khi bản phát hành báo cáo tâm lý người tiêu dùng của đại học Michigan vào thứ Sáu cho thấy một trong những mức giảm lớn nhất được chứng kiến, xuống mức thấp nhất của chỉ số trong gần một thập kỷ. Lợi tức giảm đóng vai trò là lực cản đối với đồng đô la, đồng thời thúc đẩy vàng. Tuy nhiên, đồng đô la yếu hơn đã không ngăn được dầu thô kéo dài đà giảm.
Tại sao các nhà đầu tư lại tăng việc mua vào trái phiếu Kho bạc đồng thời mua vào những cổ phiếu đắt nhất trong lịch sử? Đầu mối có thể đến từ các lĩnh vực hỗ trợ sự tăng giá đó.
Các kỷ lục liên tiếp, các nhà đầu tư sợ hãi, khối lượng giao dịch thấp
Chỉ số S&P 500 đã lập kỷ lục thứ tư liên tiếp. Tuy nhiên, chỉ số này đã đạt kỷ lục đó bằng cách đạt được mức tăng chưa đến 0,2% khi phần lớn không thay đổi trong suốt ngày cuối cùng của tuần trước, và sau đó là khoảng trống giá phía trên, gợi nhớ đến mô hình hòn đảo đảo chiều.
Đáng kể, cổ phiếu các ngành phòng thủ dẫn đầu đà tăng giá: Tiêu dùng thiết yếu tăng 0,8%; Tiện ích đã tăng 0,7%. Ngành chăm sóc sức khỏe tăng 0,6%. Các cổ phiếu giảm giá bao gồm cổ phiếu Năng lượng giảm 1,2%, theo sau là Tài chính giảm 0,75%. Công nghiệp giảm 0,3, cũng như cổ phiếu ngành Tiêu dùng không thiết yếu.
Đó là một tuần không mấy suôn sẻ mặc dù SPX đã đạt được những kỷ lục mới. hỉ số này chỉ tăng 0,7% so với năm ngày giao dịch của tuần trước.
Mặc dù chỉ số Dow Jones chỉ tăng 0,04% vào thứ Sáu, nhưng nó cũng đủ để chỉ số mega-cap chính thức đóng cửa ở mức kỷ lục lần thứ tư liên tiếp, tăng 0,9 % trong tuần. Nhìn chung, chúng tôi thấy biểu đồ của Dow mạnh mẽ hơn đáng kể so với biểu đồ S&P 500.
Chỉ số Dow gần đây đã hoàn thành một cờ giảm, tăng giá sau bước nhảy trước đó. Mô hình tiếp tục là một hình tam giác tăng dần.
NASDAQ Composite gần như đi ngang vào thứ Sáu, đạt mức tăng 0,04%, trong khi trên cơ sở hàng tuần, chỉ số về công nghệ này giảm 0,1%.
Chỉ số này có thể đã hoàn thành một nêm tăng, giảm sau khi tăng 13% chỉ trong bảy tuần. Tâm lý đằng sau mô hình này là sự thất vọng của nhà giao dịch dựa trên những kỳ vọng không thực tế về lợi nhuận mạnh mẽ tiếp tục được duy trì.
Chỉ số của các công ty nội địa vốn hoá nhỏ Russell 2000 là chỉ số chính duy nhất của Mỹ trong sắc đỏ, giảm 1%, khi tình trạng bán tháo của nó kéo dài thêm ngày thứ hai. Chỉ số trong tuần cũng giảm 1,1%. Chỉ số này thể phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn ở phía trước.
Russell 2000 hiện là chỉ số chính duy nhất không ghi được kỷ lục nào kể từ tháng Ba. Thay vào đó, nó đang đi ngang.
Mức giảm hôm thứ Sáu có thể đã hoàn thành một cờ tăng, giảm sau khi giảm 10% trước đó chỉ trong ba tuần. Nếu đà giảm giá của mô hình tiếp tục được thực hiện, nó sẽ hoàn thành mô hình giảm giá lớn hơn cả trong tháng ba
Một diễn biến đáng chú ý khác, như đã đề cập ở trên, lợi suất, bao gồm cả trái phiếu kho bạc 10 năm, thường có tương quan thuận với cổ phiếu, đã giảm vào thứ Sáu, ngay cả khi cổ phiếu tiếp tục chuỗi kỷ lục.
Lợi suất đã giảm qua đường viền của một đáy đôi nhỏ, tìm thấy đường kháng cự ở giao cắt tử thần.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Đại học Michigan giảm xuống 70,2, giảm 11 điểm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2011. Sự sụt giảm niềm tin này có thể là kết quả của việc giá cả liên tục tăng và các trường hợp COVID leo thang, và dai dẳng ở Mỹ và toàn cầu, có khả năng làm giảm tốc độ tăng trưởng nếu người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, vốn chiếm 70% GDP của Mỹ.
Một vòng luẩn quẩn có thể đang thiết lập nếu người Mỹ kìm hãm chi tiêu vì họ sợ đại dịch sẽ làm gián đoạn quá trình phục hồi.
Một dấu hiệu khác về các khó khăn sắp tới đang được thể thiện thông qua lĩnh vực Năng lượng của S&P 500. Quỹ Select Sector SPDR® Fund (NYSE: XLE), một quỹ ETF cho cổ phiếu năng lượng, là quỹ ngành duy nhất ở sắc thái đỏ trong tuần, sau khi kết thúc chuỗi 19 ngày tăng vào thứ Ba, trong đó không thành phần của ETF đã vượt qua ngưỡng 50 DMA, trong khoảng thời gian dài thứ hai kể từ cuối những năm 1950.
Khoảng thời gian dài nhất khi điều này xảy ra là vào năm 2001, khi gian lận kế toán của công ty năng lượng Enron xảy ra, kéo toàn bộ lĩnh vực này đi xuống theo nó.
Trong khi đó, lĩnh vực năng lượng có thể đang phát triển một mô hình vai đầu vai lớn.
Làn sóng COVID mới nhất do biến thể Delta dẫn đến các hạn chế xã hội chặt chẽ hơn, đang hạn chế việc đi lại trong mùa hè. Goldman Sachs đang đặt cược rằng nhu cầu thấp hơn sẽ chỉ là tạm thời, nhưng Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã hạ dự đoán nhu cầu trong thời gian còn lại của năm.
Lịch kinh tế
Tất cả thời gian được liệt kê là EDT
Thứ Hai
- 8:30: Mỹ – Chỉ số sản xuất New York: dự đoán sẽ giảm xuống 29,00 từ 43,00.
- 21:30: Úc – Biên bản cuộc họp RBA
Thứ Ba
- 2:00: Vương quốc Anh – Thay đổi trợ cấp thất nghiệp: số liệu trước -114,8 nghìn.
- 8:30: Mỹ- Doanh số bán lẻ cốt lõi: dự báo giảm từ 1,3% xuống 0,2%.
- 8:30: Mỹ- Doanh số Bán lẻ: có khả năng giảm xuống -0,2% từ 0,6%.
- 13:30: Mỹ- Chủ tịch Fed, ông Powel phát biểu
- 22:00: New Zealand – Quyết định lãi suất RBNZ: dự đoán sẽ tăng từ 0,25% lên 0,50%.
Thứ Tư
- 2:00: Vương quốc Anh – CPI: dự kiến giảm xuống 2,3% từ 2,5% YoY.
- 5:00: Khu vực đồng tiền chung châu Âu – CPI: có khả năng giữ nguyên trong tháng 7, ở mức 2,2% YoY.
- 8:30: Mỹ- Báo cáo giấy phép xây dựng: dự đoán sẽ tăng lên 1,610 triệu từ 1,594 triệu.
- 8:30: Canada – CPI cơ bản: có khả năng đã giảm từ 0,3% xuống 0,1%.
- 10:30: Mỹ- Báo cáo Tồn kho Dầu Thô: dữ liệu lần trước cho thấy mức giảm 0,447 triệu.
- 14:00: Mỹ- Biên bản cuộc họp FOMC
- 21:30: Úc – Thay đổi việc làm: dự kiến giảm xuống -45,0 nghìn từ 21,1 nghìn.
Thứ Năm
- 8:30: Mỹ- dữ liệu trợ cấp thất nghiệp lần đầu: dự kiến sẽ giảm xuống 360 nghìn từ mức 375 nghìn đã sửa đổi lên.
- 8:30: Mỹ- Chỉ Số Sản Xuất của Cục Dự Trữ Liên Bang Philadelphia : tăng từ 21,9 lên 25,0.
Thứ Sáu
- 2:00: Vương quốc Anh – Doanh số bán lẻ: dự báo sẽ không thay đổi ở mức 0,5%.
- 8:30: Canada – Doanh số bán lẻ cốt lõi: dự kiến sẽ tăng từ -2,1% lên 4,4%.
- 21:20: Úc – Doanh số Bán lẻ: dữ liệu trước đó ở mức 0,1%.