Mỹ và Anh giải quyết tranh chấp Boeing-Airbus sau 17 năm

Mỹ và Anh giải quyết tranh chấp Boeing-Airbus sau 17 năm© Reuters.

Investing.com — Vào thứ Ba, Mỹ và Liên minh châu Âu cho biết 2 bên đã giải quyết cuộc xung đột kéo dài 17 năm về trợ cấp máy bay và đồng ý tạm ngưng thuế quan xuất phát từ tranh chấp Boeing-Airbus trong 5 năm.

“Cuộc họp này đã bắt đầu bằng một bước đột phá của vấn đề máy bay”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, người đã gặp Tổng thống Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU ở Brussels cho biết,  “Điều này thực sự mở ra một chương mới trong mối quan hệ của chúng tôi vì chúng tôi chuyển từ kiện tụng sang hợp tác về vấn đề máy bay – sau 17 năm tranh chấp”.

Đại diện thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai cho biết trong một cuộc gọi gọi qua video vào hôm thứ Ba: “Tuyên bố chung hôm nay giải quyết vấn đề thương mại lâu đời tồn tại trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ-Châu Âu”.

Bà nói thêm: “Thay vì chiến đấu với một trong những đồng minh thân cận nhất của mình, cuối cùng thì chúng ta cũng đang cùng nhau chống lại một mối đe dọa chung”, ám chỉ Trung Quốc.

Bà bổ sung trong một tuyên bố chung với EU rằng cả hai bên “hiện có thời gian và không gian để tìm ra giải pháp lâu dài thông qua Nhóm công tác mới về vấn đề máy bay, đồng thời tiết kiệm hàng tỷ euro thuế cho các nhà nhập khẩu ở cả hai bờ Đại Tây Dương”.

CNBC đưa tin tuần trước rằng EU đã áp lực lên Nhà Trắng để đạt được một thỏa thuận chấm dứt thuế quan thương mại dưới thời chính quyền Trump, liên quan đến tranh chấp giữa Airbus và Boeing vào năm 2004.

EU và Hoa Kỳ đã đồng ý cung cấp tài trợ cho nghiên cứu và phát triển thông qua một quy trình công khai và minh bạch cũng như không hỗ trợ trực tiếp, chẳng hạn như giảm thuế, cho các nhà sản xuất của họ những vấn đề có thể gây tổn hại cho phía bên kia như một phần của thỏa thuận.

Ý tưởng là 2 bên sẽ hợp tác giải quyết các hoạt động phi thị trường do các quốc gia khác tiến hành, bao gồm cả Trung Quốc, nước đang phát triển máy bay dân dụng của riêng mình.

Bà Tai cho biết thuế quan đối với các sản phẩm của EU sẽ được tạm ngưng, miễn là sự hỗ trợ của chính phủ dành cho Airbus đáp ứng các điều khoản thỏa thuận.

Bà nói: “Nếu sự ủng hộ của EU vượt qua ranh giới và các nhà sản xuất Hoa Kỳ không thể cạnh tranh công bằng và trên một sân chơi bình đẳng, Hoa Kỳ vẫn giữ được sự chủ động trong việc kích hoạt lại các chính sách thuế đang bị đình chỉ”.

Valdis Dombrovskis, Giám đốc thương mại của EU, cho biết thỏa thuận “thể hiện tinh thần hợp tác mới giữa EU và Hoa Kỳ và 2 bên có thể giải quyết các vấn đề khác vì lợi ích chung. Cùng nhau, 2 bên có thể mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp của mình”.

Airbus và Boeing ủng hộ thỏa thuận

Thông cáo lớn vào hôm thứ Ba đánh dấu chuyến đi đầu tiên của Biden đến trụ sở chính của Liên minh Châu Âu, và. hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa EU – Hoa Kỳ kể từ năm 2014.

Airbus (PA:AIR) và Boeing (NYSE:BA), những công ty thống trị thị trường máy bay thương mại, đã ủng hộ thỏa thuận này. Thỏa thuận được đưa ra ngay khi các nhà sản xuất đang bắt đầu lấy lại vị thế của mình từ đại dịch Covid-19.

Giám đốc Thương mại của Airbus, Christian Scherer, cho biết: “Bất cứ điều gì giúp cân bằng sân chơi trong ngành công nghiệp cạnh tranh cao này và tránh được các khoản thuế quan  qua Đại Tây Dương hay bất kỳ biên giới nào mà cả 2 đều không có lợi đều tốt” . “Bạn không cần phải trực tiếp hỏi điều đó từ Airbus … chỉ cần hỏi khách hàng của chúng tôi”.

Khách hàng của hãng Airbus bao gồm Delta Air Lines Inc (NYSE:DAL), nhưng Airbus đã mở rộng cơ sở sản xuất ở Mỹ với nhà máy ở Mobile, Alabama, nơi hãng sản xuất một số máy bay phản lực thân hẹp.

Boeing cho biết: “Thỏa thuận đạt được ngày hôm nay cam kết EU sẽ giải quyết các vấn đề về viện trợ và đưa ra các quy tắc cần thiết để đảm bảo rằng EU và Hoa Kỳ thực hiện đúng cam kết đó, mà không cần thêm hành động của WTO”. “Boeing sẽ hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực của Chính phủ Hoa Kỳ để đảm bảo rằng các nguyên tắc trong thỏa thuận này được tôn trọng”.

Boeing trước đó từng cân nhắc việc phát triển một máy bay phản lực mới, nhưng những nỗ lực đã đi trật hướng sau hai vụ tai nạn của chiếc 737 Max bán chạy nhất của hãng vào năm 2018 và 2019. Ông Scherer của Airbus hôm thứ Ba cho biết công ty của ông có những yếu tố thuận lợi để phát triển một phiên bản chuyên chở hàng hóa của máy bay A350, phiên bản cạnh tranh với máy bay chở hàng của Boeing.

Delta, công ty gần đây đã tăng đơn đặt hàng máy bay Airbus thân hẹp, cho biết thỏa thuận này “sẽ giúp bảo vệ các hãng hàng không Hoa Kỳ cùng hàng triệu nhân công mà họ thuê cả trực tiếp và gián tiếp – và những người dân Hoa Kỳ”.

Robert Martinez, chủ tịch Hiệp hội Máy móc và Công nhân Hàng không Vũ trụ Quốc tế gồm 600.000 thành viên, đã hoan nghênh thỏa thuận này và sự đồng tập trung vào Trung Quốc của các chính phủ.

Ông nói: “Khi hàng nghìn hàng nghìn việc làm hàng không vũ trụ của Hoa Kỳ được thuê ngoài trên khắp thế giới tại các quốc gia như Mexico và Trung Quốc, chúng tôi cũng rất vui mừng khi có ít nhất một nền kinh tế phi thị trường là Trung Quốc, trở thành trọng tâm của các cuộc đàm phán này”.

Các phán quyết của WTO 

Mối quan hệ giữa liên minh Châu Âu – Hoa Kỳ chạm đáy trong thời gian trước đó dưới chính quyền Nhà Trắng thời Tổng thống Donald Trump khi ông cáo buộc EU còn tệ hơn Trung Quốc trong các hoạt động thương mại.

Trump đã áp đặt mức thuế trị giá 7.5 tỷ USD đối với các sản phẩm của châu Âu sau khi Tổ chức Thương mại Thế giới ra phán quyết rằng EU đã trợ cấp không công bằng cho Airbus.

Ngay sau đó, EU đã áp đặt mức thuế quan trị giá 4 tỷ USD đối với các sản phẩm của Mỹ sau một phán quyết khác của WTO cho rằng Mỹ đã viện trợ bất hợp pháp cho Boeing.

Cổ phiếu Boeing tăng 0.6% hôm thứ Ba, trong khi S&P 500 giảm 0.2%. Cổ phiếu của Airbus niêm yết tại Paris tăng thêm 0.4%.

Ngoài ra, Vương quốc Anh cũng cho biết hôm thứ Ba rằng họ hy vọng đạt được một thỏa thuận tương tự với Hoa Kỳ trong những ngày tới.

Vương quốc Anh là thành viên của EU khi tranh chấp nổi lên và bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump.

EU và Hoa Kỳ vào tháng 3 đã đồng ý đình chỉ thuế quan trong 4 tháng, một bước để giải quyết cuộc chiến thương mại kéo dài.

Thuế nhôm thép

Liên minh châu Âu cũng muốn đạt được một thỏa thuận về thuế quan kim loại trong chuyến thăm của ông Biden, nhưng von der Leyen giải thích rằng ưu tiên vẫn là vấn đề trợ cấp máy bay.

Năm 2018, Tổng thống Trump đã quyết định áp thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm châu Âu vì lý do an ninh quốc gia – điều mà EU đã kịch liệt phản đối và trả đũa. Đáp lại, một khoản thuế quan đầu tiên trị giá 2.8 tỷ euro (3.4 tỷ USD) đã được EU áp đặt và một khoản khác trị giá 3.6 tỷ euro sẽ có hiệu lực trong tháng này.

Tuy nhiên, EU đã quyết định tạm hoãn những khoản thuế liên quan đến các kim loại này vào tháng trước như một dấu hiệu thiện chí nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán.

Phát biểu hôm thứ Ba, von der Leyen nói rằng bà “tự tin rằng chúng tôi sẽ tìm ra giải pháp” cho vấn đề này.

Nguồn: https://vn.investing.com/news/world-news/my-va-anh-giai-quyet-tranh-chap-boeingairbus-sau-17-nam-1953196

Có thể bạn quan tâm